Quân bổ sung Tàn cuộc Tượng khác màu (cờ vua)

Nếu cả hai bên đều có thêm một quân bổ sung như nhau, tình huống sẽ phức tạp hơn nhiều và không dễ để có thể hệ thống hóa. Nhìn chung, sự có mặt của quân khác sẽ giúp bên mạnh (bên có ưu thế nhỏ từ trước) có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Thế chủ động là rất quan trọng trong những tàn cuộc kiểu như thế này (Müller & Pajeken 2008:141).

Nếu cả hai bên đều có thêm một Mã, ý tưởng cơ bản cho bên mạnh hơn là sẽ tạo ra hai Tốt thông. Nếu làm được điều này thì đổi Mã là việc chấp nhận được đối với bên mạnh. Tuy nhiên, đổi Mã có thể đem lại lợi ích cho bên phòng thủ (bên yếu), đặc biệt nếu họ không có điểm yếu thế trận và đối phương chỉ có một Tốt thông. Tàn cuộc dạng này xảy ra trong khoảng 0,6% số ván đấu giữa các kỳ thủ đẳng cấp cao (Flear 2007:176ff).

Xe

Nếu mỗi bên có thêm một Xe, bên mạnh hơn sẽ có triển vọng chiến thắng nhiều hơn. Xe có thể tác động đến cả hai ô màu. Thi thoảng bên mạnh có thể đổi Xe lấy Tượng của bên yếu để phá vỡ pháo đài (một sự phòng thủ chặt chẽ). Thi thoảng bên yếu có thể thí Tượng lấy một hoặc vài Tốt để dẫn đến cờ tàn một Xe và một Tượng chống Xe và có thể có được kết quả hòa (xem Tàn cuộc không Tốt). Vấn đề khó nhất mà bên mạnh gặp phải thường là làm thế nào để phá vỡ sự phong tỏa của Tượng bên yếu. Những tàn cuộc kiểu như thế này xảy ra trong 2,8% số ván đấu giữa các kỳ thủ đẳng cấp cao (Flear 2007:326ff).

Ví dụ

Topalov - Aronian, 2006
abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau các nước 25. Xxd5 Xxd5.
Topalov - Aronian, 2006
abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ trước nước 73. Xd4!

Cờ tàn kiểu này đã xuất hiện trong ván đấu giữa Veselin TopalovLevon Aronian diễn ra năm 2006, xem hình đầu. (Toàn bộ ván đấu và những phân tích có thể tìm thấy trên trang web này và diễn biến cũng có thể thấy ở đây.) Trắng có thể đã chơi với tiến độ chậm (xem hình thứ hai, mô tả thế cờ sau 72 nước)

Ván đấu kết thúc như sau:

73. Xd4! Te6+74. Vf8 Xa8+75. Td8 Tg476. c6 1-0

Và Đen đầu hàng do Tốt Trắng sẽ tiến tới c7 và họ không thể phòng thủ chống lại Xe tấn công trên hàng ngang 7 và trên cột h.[7]

Hậu

Khi mỗi bên có thêm một Hậu, khả năng đổi chúng là một mối quan tâm tối quan trọng. Bên mạnh nên cố gắng tạo được hai Tốt thông cách xa nhau trước khi đổi Hậu. Họ cần phải tăng cường ưu thế trước khi đổi Hậu và đôi khi điều này được thực hiện bằng cách tấn công trực tiếp Vua đối phương. Tàn cuộc dạng này xảy ra trong 0,8% số ván đấu giữa các kỳ thủ đẳng cấp cao (Flear 2007:471ff).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàn cuộc Tượng khác màu (cờ vua) http://www.chessbase.com/newsdetail.asp?newsid=295... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10083... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10122... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10307... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10443... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10679... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10944... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=11038... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=12711... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=12955...